KẾT NỐI CUNG CẦU TRỰC TUYẾN GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH

(+8428) 3829 1670
Đăng nhập/ Đăng ký

Quên mật khẩu

Mời bạn nhập số điện thoại đã đăng ký để lấy lại mật khẩu

Hoặc

 tải lên giấy phép kinh doanh 

để lấy lại mật khẩu

Xác nhận mã OTP và mật khẩu mới

Mã OTP đã được gửi đến email

Thời gian còn lại: 1:00

Gửi lại mã mới

Lấy lại mật khẩu

Mời bạn cung cấp các thông tin bên dưới để lấy lại mật khẩu mới

Tải lên bản scan giấy phép kinh doanh

Tải lên bản scan giấy xác nhận lấy lại tài khoản

Tải về file mẫu giấy xác nhận

20 năm bình ổn thị trường: sẽ tập trung vào phát triển mạng lưới phân phối

16:30 29/12/2022

Nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo của Chương trình Bình ổn thị trường là phát triển hệ thống phân phối, phủ rộng mạng lưới điểm bán hàng, gia tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa, giảm tối đa chi phí trung gian từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

20 năm bình ổn thị trường: sẽ tập trung vào phát triển mạng lưới phân phối - Ảnh 1.

Chương trình Bình ổn thị trường đã có những tác động xã hội quan trọng, góp phần tạo kênh mua sắm hàng hóa thiết yếu cho người dân TP - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là những nhiệm vụ mới mà bà Phan Thị Thắng, thứ trưởng Bộ Công Thương, yêu cầu cho Chương trình Bình ổn thị trường TP.HCM tại Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện chương trình này giai đoạn 2002 - 2022, định hướng triển khai giai đoạn 2022 - 2032, diễn ra ngày 29-12. 

Theo bà Thắng, trong giai đoạn 2002 - 2022, thành phố đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp phát triển, hoàn thiện hạ tầng thương mại. Đến nay, hạ tầng thương mại thành phố tương đối hoàn thiện so với mặt bằng chung của cả nước, ước hiện có 10.983 điểm bán hàng bình ổn thị trường.

Và để các chương trình tiếp tục triển khai hiệu quả, đạt được những mục tiêu đề ra, trong ngắn hạn, thành phố cần tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tiếp tục phát triển hạ tầng thương mại ở một số khu vực, đặc biệt tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu lưu trú công nhân, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp. 

Các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm bình ổn thị trường; hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ, phát huy khai thác thế mạnh và tiềm năng của từng doanh nghiệp. 

Trong dài hạn, thành phố cần thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực.

20 năm bình ổn thị trường: sẽ tập trung vào phát triển mạng lưới phân phối - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: N.BÌNH

Từ "bình ổn giá" sang "bình ổn thị trường" 

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định trong 20 năm qua, chương trình triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối. 

 

Với tính chất bình ổn thị trường, các hoạt động kiểm soát hiệu quả thị trường, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014… 

Các biện pháp này đã góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, đưa chỉ số CPI của thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.

Bên cạnh đó, chương trình cũng góp phần minh bạch thị trường hàng hóa, tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, kích cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của thành phố luôn duy trì ở mức cao so với các thành phố trực thuộc trung ương.

Quá trình triển khai chương trình từ cách tiếp cận ban đầu là "bình ổn giá" đến "bình ổn thị trường" là sự thay đổi trong tư duy tiếp cận đầy sáng tạo. 

Tuy vậy, chủ tịch UBND thành phố cũng cho rằng bên cạnh những thành công của chương trình, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục như chưa hình thành được nhiều các vùng chuyên canh gắn kết với quá trình tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, thành địa phương. 

Việc bắt kịp, đón đầu các xu hướng phát triển đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử trong vận hành chuỗi cung ứng sản phẩm bình ổn thị trường cũng như trong hoạt động của từng doanh nghiệp tham gia chương trình vẫn còn chậm. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuy được triển khai tích cực nhưng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp vào một số thời điểm còn chưa kịp thời.

Do đó, chủ tịch thành phố yêu cầu thời gian tới Chương trình Bình ổn thị trường phải tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành địa phương liên kết phát triển, hình thành các vùng chuyên canh đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện về an toàn thực phẩm gắn với sản xuất, lưu thông hàng hóa.

"Sở Công Thương cần có những giải pháp hình thành cộng đồng liên kết bền vững trong xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm bình ổn thị trường mang giá trị thương hiệu đặc trưng của Chương trình Bình ổn thị trường, đó chính là Giá cả hợp lý - Chất lượng nâng cao", ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh. 

Nguồn: tuoitre.vn