KẾT NỐI CUNG CẦU TRỰC TUYẾN GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH

(+8428) 3829 1670
Đăng nhập/ Đăng ký

Quên mật khẩu

Mời bạn nhập số điện thoại đã đăng ký để lấy lại mật khẩu

Hoặc

 tải lên giấy phép kinh doanh 

để lấy lại mật khẩu

Xác nhận mã OTP và mật khẩu mới

Mã OTP đã được gửi đến email

Thời gian còn lại: 1:00

Gửi lại mã mới

Lấy lại mật khẩu

Mời bạn cung cấp các thông tin bên dưới để lấy lại mật khẩu mới

Tải lên bản scan giấy phép kinh doanh

Tải lên bản scan giấy xác nhận lấy lại tài khoản

Tải về file mẫu giấy xác nhận

Chủ tịch Phan Văn Mãi chỉ ra 4 thành công của chương trình bình ổn thị trường

09:04 30/12/2022

(NLĐO)- 20 năm qua, chương trình bình ổn thị trường TP HCM đã minh chứng và thể hiện rất rõ một giá trị cốt lõi, bền vững xuyên suốt qua từng bối cảnh, từng giai đoạn

Ngày 29-12, UBND TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2002-2022, định hướng giai đoạn 2022-2032.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết chương trình bình ổn thị trường qua 20 năm đã trở thành một điểm sáng của TP HCM với 4 thành công nổi bật. 

Thứ nhất, chương trình là một cách tiếp cận đúng đắn, có tính hiệu quả của lãnh đạo thành phố các thời kỳ. Quá trình triển khai chương trình luôn được cập nhật một cách sáng tạo, mang đến sự nhận diện gần gũi đối với người tiêu dùng thành phố.

Thứ hai, chương trình đã có những tác động xã hội quan trọng, góp phần tạo kênh mua sắm hàng hóa thiết yếu từ nhóm mặt hàng đầu tiên là lương thực thực phẩm đến mở rộng các nhóm mặt hàng phục vụ mùa tựu trường, sữa, y tế và linh hoạt điều chỉnh, cập nhật trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phát sinh. Qua 20 năm triển khai, chương trình đã góp phần vào Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố được ổn định và luôn thấp hơn CPI cả nước.  

Chủ tịch Phan Văn Mãi chỉ ra 4 thành công của chương trình bình ổn thị trường - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị tổng kết 20 năm chương trình BOTT TP HCM sáng 29-12

Thứ ba, quá trình triển khai chương trình từ cách tiếp cận ban đầu là "bình ổn giá" đến "bình ổn thị trường" là sự thay đổi trong tư duy tiếp cận đầy sáng tạo, góp phần tạo ra những giá trị lan tỏa mạnh mẽ, tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp thành phố cùng hưởng ứng, tham gia với số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều qua mỗi năm.

Thứ tư, chương trình đã hình thành được mạng lưới liên kết giữa TP HCM với các tỉnh, thành trên cả nước, tạo vùng nguyên liệu ổn định từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa, hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa bền vững, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong mọi thời điểm.

Chặng đường tiếp theo, Chủ tịch UBND TP HCM mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, cùng thành phố kiên trì giá trị cốt lõi bền vững của chương trình. Theo đó, tham gia chương trình không chỉ là cộng đồng trách nhiệm với xã hội mà còn tạo ra cho chính mình cơ hội để đưa sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương hiệu cho chính doanh nghiệp của mình.

Chủ tịch Phan Văn Mãi chỉ ra 4 thành công của chương trình bình ổn thị trường - Ảnh 2.

TP HCM tuyên dương các doanh nghiệp đã đồng hành, đóng góp cho thành công của chương trình BOTT 20 năm qua

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu thời gian tới phải tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành địa phương liên kết phát triển, hình thành các vùng chuyên canh bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về an toàn thực phẩm gắn với sản xuất, lưu thông hàng hóa.

"Sở Công Thương cần có những giải pháp hình thành cộng đồng liên kết bền vững trong xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm bình ổn thị trường mang giá trị thương hiệu đặc trưng của chương trình BOTT, đó chính là Giá cả hợp lý - Chất lượng nâng cao" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Phát biểu với vai trò Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Phan Thị Thắng đánh giá chương trình bình ổn thị trường của TP HCM đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong suốt 20 năm qua, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Để chương trình được triển khai hiệu quả, bà Thắng đặt nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo của chương trình là phát triển hệ thống phân phối, phủ rộng mạng lưới điểm bán hàng, gia tăng hiệu quả lưu thông hàng hóa, giảm tối đa chi phí trung gian từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Trong ngắn hạn, TP HCM cần tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán; tiếp tục phát triển hạ tầng thương mại ở một số khu vực, đặc biệt tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu lưu trú công nhân, khu dân cư tập trung đông người lao động thu nhập thấp.

Trong dài hạn, thành phố cần thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực...

Nguồn: Báo Người Lao Động