KẾT NỐI CUNG CẦU TRỰC TUYẾN GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH

(+8428) 3829 1670
Đăng nhập/ Đăng ký

Quên mật khẩu

Mời bạn nhập số điện thoại đã đăng ký để lấy lại mật khẩu

Hoặc

 tải lên giấy phép kinh doanh 

để lấy lại mật khẩu

Xác nhận mã OTP và mật khẩu mới

Mã OTP đã được gửi đến email

Thời gian còn lại: 1:00

Gửi lại mã mới

Lấy lại mật khẩu

Mời bạn cung cấp các thông tin bên dưới để lấy lại mật khẩu mới

Tải lên bản scan giấy phép kinh doanh

Tải lên bản scan giấy xác nhận lấy lại tài khoản

Tải về file mẫu giấy xác nhận

Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM

13:54 29/03/2022

 
Kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM

VOV.VN - Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm: Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang với Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra tại Đồng Tháp với những tín hiệu khả quan.

Chương trình thu hút hơn 100 đơn vị gồm các doanh nghiệp đến từ TP.HCM, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán của Đồng Tháp, đại diện đến từ 4 địa phương: Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang.

Các doanh nghiệp tại TP.HCM đã cung cấp nhiều thông tin về yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa, nông sản, về chất lượng, mẫu mã, kích cỡ, bao bì ở các phân khúc thị trường khác nhau. Bên cạnh chất lượng, giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm cần được quan tâm, vì đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo ấn tượng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm.

Về thị trường tiêu thụ hàng hóa dịp Tết nguyên đán sắp tới, Công ty Cổ phần Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức, TP.HCM cho biết, từ ngày 22 - 28 âm lịch, các mặt hàng trái cây chủ lực mà thị trường có nhu cầu cao đó là: xoài, bưởi, mãng cầu, thanh long và chợ Nông sản Thủ Đức sẽ hoạt động 24/24 giờ, không phải như hiện tại là chỉ hoạt động ban đêm.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa trong thời gian tới, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị lãnh đạo các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu TP.HCM đẩy mạnh đầu tư các dự án xây dựng vùng nguyên liệu; tạo nguồn hàng ổn định, truy xuất được nguồn gốc, thương hiệu uy tín. Qua đó, tạo lập một khu vực thị trường mới, quy mô lớn, ổn định lâu dài cho doanh nghiệp TP.HCM và các tỉnh.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện nay tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm hàng hóa, nông sản đạt chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng Tháp có trên 4.300 doanh nghiệp, trên 200 hợp tác xã, 1.500 tổ hợp tác, 115 hội quán và 180 chợ, 8 siêu thị. Với số lượng này sẽ tạo ra mạng lưới phục vụ nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp tại TP.HCM.

Ông Phạm Thiện Nghĩa mong muốn các nhà phân phối, nhà đầu tư hãy nêu yêu cầu đặt hàng và tỉnh luôn cầu thị lắng nghe góp ý và sẵn sàng chào đón nhà đầu tư bất cứ lúc nào.

“Kết nối và tiêu thụ nông sản mang tính chất trước mắt phục vụ cho tết nguyên đán và mở ra một cái kỳ vọng lâu dài hơn, sau khi đúc kết kinh nghiệm do dịch làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM và tôi nghĩ rằng ngay đầu năm tạo ra không khí, niềm phấn khởi từng doanh nghiệp thì tin tưởng rằng 2022 Đồng Tháp sẽ đạt được kỳ vọng đã đặt ra” - ông Phạm Thiện Nghĩa nói.

Tại chương trình kết nối, Sở Công Thương Đồng Tháp ký kết với Sở Công Thương TP.HCM về việc hướng dẫn thực hành sản xuất, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh Đồng Tháp. Trước đó, đại diện Sở Công Thương TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã có chuyến khảo sát các vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp./.